Trong giai đoạn 2002-2021, Vĩnh Phúc từng có thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 41/63, nhảy vọt lọt top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Đồng thời, Vĩnh Phúc là tỉnh có bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người gần 20 năm qua.
Vào năm 2002, top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước gồm: TP. HCM (0,904 triệu đồng), Hà Nội (0,621 triệu đồng), Đồng Nai (0,51 triệu đồng), Bình Dương (0,504 triệu đồng), Bà Rịa – Vũng Tàu (0,475 triệu đồng), Đà Nẵng (0,463 triệu đồng), Hậu Giang (0,449 triệu đồng), Quảng Ninh (0,432 triệu đồng), An Giang (0,416 triệu đồng) và Kiên Giang (0,411 triệu đồng).
Đến năm 2021, Bình Dương là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 7,12 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,8 lần mức bình quân chung của cả nước, tăng 1,71% so với năm 2020. Xếp ở vị trí thứ 2 là TP. HCM với 6,01 triệu đồng/người/tháng và Hà Nội ở vị trí thứ 3 với 6 triệu đồng/người/tháng.
Top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2021 gồm: Bình Dương (7,123 triệu đồng), TP. HCM (6,008 triệu đồng), Hà Nội (6,002 triệu đồng), Đồng Nai (5,751 triệu đồng), Đà Nẵng (5,230 triệu đồng), Hải Phòng (5,093 triệu đồng), Bắc Ninh (4,917 triệu đồng), Cần Thơ (4,794 triệu đồng), Vĩnh Phúc (4,511 triệu đồng) và Bà Rịa – Vũng Tàu (4,419 triệu đồng).
So với năm 2002, top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, có 6/10 tỉnh, thành vẫn lọt top 10 địa phương có thu nhập bình quân cao nhất cả nước sau 19 năm. Trong đó, chỉ có 2 thành phố có sự cải thiện thứ bậc, Bình Dương từ vị trí thứ 4 nhảy lên thứ nhất và Đã Nẵng từ vị trí thứ 6 nhảy lên thứ 5.
Bên cạnh đó, trong top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước năm 2002, có 4 địa phương đã rơi khỏi top 10 vào năm 2021. Cụ thể, An giang từ vị trí thứ 9 rơi xuống vị trí thứ 35, Hậu Giang từ thứ 7 xuống thứ 26, Kiên Giang từ thứ 10 xuống thứ 22 và Quảng Ninh từ thứ 8 xuống thứ 21.
Đặc biệt, Vĩnh Phúc từng xếp thứ 41/63 tỉnh, thành về thu nhập bình quân năm 2002 đã vươn lên vị trí thứ 9 vào năm 2021. Đồng thời, đây là tỉnh có bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người gần 20 năm qua.
Sau Vĩnh Phúc, tỉnh có bứt phá lớn thứ hai trong bảng xếp hạng về thu nhập bình quân đầu người là Hà Nam, từ vị trí thứ 43 (năm 2002) nhảy lên vị trí thứ 12 (năm 2021). Xếp ở vị trí thứ 3 là Ninh Bình, từ vị trí thứ 44 (năm 2002) lên vị trí thứ 14 (năm 2021).
Các tỉnh, thành còn lại có sự thay đổi trong trong bảng xếp hạng về thu nhập bình quân giai đoạn 2002-2021 như sau: Nam Định từ thứ 37 lên thứ 11, Thanh Hóa từ thứ 55 lên thứ 30, Thái Bình từ thứ 35 lên thứ 13, Quảng Bình từ thứ 57 lên thứ 37, Quảng Nam từ thứ 47 lên thứ 29, Bắc Ninh từ thứ 24 lên thứ 7 và Hưng Yên từ thứ 32 lên thứ 16.
Mức nhảy thứ hạng của top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2002-2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Theo đó, Vĩnh Phúc có mức nhảy thứ hạng lớn nhất với 32 bậc trong bảng xếp hạng. Cùng với đó, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Nam
Bắc Ninh, Hưng Yên nhảy lần lượt là 31, 30, 26, 25, 22, 20, 18, 17, 16 bậc trong bảng xếp hạng về thu nhập bình quân.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2002-2021 có sự cải thiện rõ rệt.
Thu nhập bình quân của top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2002-2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Cụ thể, thu nhập bình quân của Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên đã tăng lần lượt là 17,02 lần; 16,95 lần; 16,6 lần; 15,76 lần; 16,23 lần; 15,31 lần; 15,24 lần; 14,61 lần; 15,04 lần và 14,11 lần trong giai đoạn 2002-2021.